3-viec-lam-thu-vi-cua-cac-em-be-khi-nam-trong-bung-me-chua-chac-me-bau-nao-cung-biet
3-viec-lam-thu-vi-cua-cac-em-be-khi-nam-trong-bung-me-chua-chac-me-bau-nao-cung-biet Trong vô số hoạt động mà thai nhi thực hiện suốt thời gian trước khi chào đời, có cả nụ cười và những lần đi tiểu cũng như uống ngay nước tiểu của mình.
Mang thai là một trong những điều thú vị nhất mà bất cứ phụ nữ nào cũng có thể trải qua, vì không có gì giống như việc một con người đang dần lớn lên bên trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, bạn không cần phải là một chuyên gia về thai nghén mới biết trẻ sơ sinh làm gì trong bụng mẹ. Hình ảnh siêu âm có thể giúp bạn thấy em bé đang mút ngón tay cái thật đáng yêu, hay bản thân bạn hoàn toàn cảm nhận được khi nào thì con nấc cụt.
Dưới đây là 3 hoạt động ngộ nghĩnh mà các em bé vẫn làm trong khoảng thời gian lớn lên bên trong cơ thể người mẹ:
Em bé đi tiểu trong bụng mẹ
Rất nhiều người thắc mắc thai nhi liệu có… tè dầm không? Câu trả lời đơn giản là “Có!”. Các em bé đã biết tè trong bụng mẹ!
Khi bạn mang thai được khoảng 4 tháng, em bé bắt đầu hoạt động tiểu tiện. Trên thực tế, bé có thể đi tiểu khoảng một lít mỗi ngày. Bạn chắc hẳn đã nghe nói về nước ối? Đó chính là nước tiểu của em bé. Thông thường, khi trẻ đủ tháng, gần như 100% nước ối bao quanh trẻ thực sự là “nước tiểu”.
Bạn cũng có thể bị sốc khi biết rằng, em bé vẫn uống nước tiểu này khi còn trong bụng mẹ. Sau đó, lặp lại quá trình thải ra – nuốt vào. Có một điểm đáng chú ý là nước tiểu của em bé trong môi trường nước ối là hoàn toàn vô trùng. Do đó, chúng không hề chứa vi khuẩn và không thể làm thai nhi mắc bệnh.
Em bé cười trong bụng mẹ
Từ khoảng tuần thứ 26, thai nhi có thể biểu lộ một loạt các biểu cảm trên gương mặt và một trong số đó chắc chắn là nụ cười. May mắn thay, bạn có thể nhìn thấy nụ cười của con khi đi siêu âm định kỳ hoặc bạn có thể đợi ít nhất 6 đến 8 tuần sau khi sinh.
Năm 2014, cha mẹ cậu bé Leo ở Anh từng chia sẻ, con trai họ biết cười từ khi còn là một thai nhi. Mẹ bé, Amy Cregg, kể lại, lần đầu hai vợ chồng cô được ngắm nụ cười thiên thần của con là trong lần siêu âm ở tuần thai thứ 31. Nhiều lần siêu âm sau đó và cả khi chào đời cũng như tới lúc dần lớn lên, bé Leo luôn thường trực nụ cười trên môi.
Em bé mở mắt trong bụng mẹ
Thai nhi lần đầu tiên mở mắt trong khoảng tuần 26 đến 28. Thời điểm này, phổi đã hình thành đầy đủ, bộ não cũng đang phát triển rất nhanh. Trong võng mạc mắt thai nhi, xuất hiện một loại tế bào nhạy cảm với ánh sáng. Nhờ chúng, em bé bắt đầu có những trải nghiệm thị giác đầu tiên.
Trên thực tế, mắt của bé có thể nhìn thấy ánh sáng vào khoảng tuần thứ 16, dù phải đợi tới khoảng tuần 20, chức năng mắt mới hoàn thiện.
Một số hoạt động khác của thai nhi trong bụng mẹ
Em bé bú trong bụng mẹ
Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã học và thực hành phản xạ bú mút để chuẩn bị cho việc ti mẹ sau này. Kết quả của việc luyện tập chăm chỉ này có thể là những cơn nấc cụt. Ngoài ra, hoạt động mút ngón tay của bé cũng được nhiều người giải thích là để hỗ trợ cho hoạt động bú mẹ sau khi chào đời.
Em bé khóc trong bụng mẹ
Nghe có vẻ lạ lùng nhưng điều này đã được các nhà khoa học chứng thực. Theo một nghiên cứu đăng trên Current Archives of Disease in Childhood, nhóm khoa học gia theo dõi thai nhi bằng một thiết bị gắn trên bụng người mẹ. Thiết bị này phát ra âm thanh êm ái. Khi ngừng âm thanh này, thai nhi có biểu hiện rất giống với hành động khóc: hít vào và mở miệng, trong khi lưỡi hạ xuống, sau đó thở mạnh ra.
Em bé ngủ trong bụng mẹ
Có lẽ đây là hoạt động ưa thích nhất của thai nhi. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thời gian ngủ của em bé trong bụng mẹ lên tới 90-95%, dù bé có thể chưa phát triển mí mắt. Thực tế là từ tuần 20 trở đi, thai nhi mới có mí mắt.
https://vietmoms.kinsta.cloud/
https://www.facebook.com/wondermomsvina
https://vietmoms.kinsta.cloud/category/su-co-thai/page/2/
3-viec-lam-thu-vi-cua-cac-em-be-khi-nam-trong-bung-me-chua-chac-me-bau-nao-cung-biet
0 Lời bình