Home $ Chăm sóc mẹ sau sinh $ Chăm sóc đại tràng cho phụ nữ sau sinh

wondermoms88

Tháng Mười 6, 2020

Chăm sóc đại tràng cho phụ nữ sau sinh

Chăm sóc mẹ sau sinh | 0 Lời bình

[spbsm-share-buttons]

Chăm sóc đại tràng cho phụ nữ sau sinh

Chăm sóc đại tràng sau sinh

https://vietmoms.com/wp-admin/post.php?post=208&action=edit

Trong thai kỳ và khi sinh em bé, người mẹ thường có những sự thay đổi trong việc đại tiện.

Trước khi sinh (trong giai đoạn thai kỳ)

Trước khi sinh, thai phụ có thể đại tiện ít hơn và phân rắn hơn bình thường, nguyên nhân là do ảnh hưởng của hooc-môn progesterone (một loại hooc-môn giới tính đảm nhận chức năng duy trì thai nhi) tiết ra làm giãn đại tràng – cũng như do đại tràng hấp thụ chất lỏng từ thực phẩm nhiều hơn, tử cung mở rộng và sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên đường ruột.

Tình trạng một số phụ nữ mất cảm giác buồn đại tiện là hiếm xảy ra, chỉ trước hoặc trong những giai đoạn đầu của kỳ sinh nở. Sau đó, trong 48 tiếng đồng hồ sau khi sinh người phụ nữ có thể vẫn chưa đi đại tiện lại được, và cần một vài ngày sau thì mới có thể đi đại tiện như bình thường.

 

https://vietmoms.com/wp-admin/post.php?post=208&action=edit

https://vietmoms.com/wp-admin/post.php?post=208&action=edit

 

Sau khi sinh

Sau khi sinh em bé, lần đầu tiên bạn cần phải đi đại tiện có thể làm bạn cảm thấy lạ lẫm và hơi khó chịu – điều này là do trong lúc sinh, các cơ đáy chậu và sàn chậu bị giãn ra. Hơn nữa, bất kỳ vết thâm tím, vết sưng và chấn thương nào (chẳng hạn như một đường cắt hoặc rạch ở tầng sinh môn) cũng sẽ gây cho bạn cảm giác này.

Sau khi sinh, nếu bạn cảm thấy lo lắng khi lần đầu đi đại tiện lại thì cũng là chuyện bình thường – nhưng tình trạng này sẽ không gây ra tổn thương nặng hơn, và cũng an toàn.

Hãy dành một ít thời gian, ngồi thoải mái trong buồng vệ sinh, nghiêng người về phía trước, đặt tay lên đùi và có thể nâng bàn chân lên bằng cách đặt một cái bệ kê chân. Tư thế này sẽ giúp bạn giảm bớt khó chịu và căng thẳng khi đi đại tiện.

Chứng táo bón

Khi bạn cảm thấy buồn đi đại tiện thì bạn cần phải đi vào nhà vệ sinh ngay lập tức. Nếu phân bị giữ ở đại tràng trong thời gian lâu thì chất lỏng sẽ tháo ra và phân trở nên rắn hơn. Tình trạng này có thể gây ra chứng táo bón và làm cho bạn cảm thấy khó chịu và khó khăn hơn khi đi cầu sau này.

Trong thai kỳ và khi sinh em bé sẽ làm căng các cơ sàn chậu ( hãy đọc thêm chủ đề những bài luyện tập cơ sàn chậu). Chứng táo bón có thể làm cơ sàn chậu căng hơn cũng như làm yếu cơ sàn chậu hơn, gây ra bệnh trĩ và không cầm đại tiện cũng như tiểu tiện được (rò rỉ khỏi đại tràng và bàng quang) một vài ngày sau khi sinh hoặc thời gian về sau.

Bệnh trĩ đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Bệnh trĩ là một chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ. Chứng bệnh này là do các tĩnh mạch quanh hậu môn bị sưng lên.

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ là chứng táo bón, nhưng do sự phát triển của thai nhi làm gia tăng áp lực, tăng lưu lượng máu và sự thay đổi hooc-môn thai kỳ cũng là những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Một số phụ nữ phát triển bệnh trĩ trong giai đoạn thứ hai của sinh nở (là giai đoạn chuyển dạ tích cực). Bệnh trĩ gây cảm giác khó chịu, khiến bệnh nhân phải chịu đau đớn và đôi khi có thể bị chảy máu.

Các triệu trứng bệnh trĩ mà phát triển trong thai kỳ thông thường sẽ co lại vài tuần sau khi bạn sinh. Tuy nhiên một số trường hợp bạn có thể cần đến tư vấn từ chuyên gia sức khỏe. Bạn cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau đơn giản chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Chườm nước đá và tránh chứng táo bón là những cách hiệu quả giúp thoát khỏi cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Kiểm soát chứng táo bón và bệnh trĩ

Bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh với các loại trái cây tươi ngon, rau củ quả và các thực phẩm giàu chất xơ. Bên cạnh đó, phải thường xuyên uống nước – 2 đến 3 lít nước lọc hoặc uống các loại đồ uống khác mỗi ngày. Những loại đồ uống và thực phẩm này sẽ giúp phân mềm hơn. Thực hiện những bài tập chẳng hạn như đi bộ cũng có thể giúp ích.

Nếu bạn vẫn bị táo bón thì bạn hãy thử dùng thuốc nhuận tràng có chứa psyllium (chẳng hạn thuốc Metamucil).

Nếu tình trạng bệnh trĩ của bạn ngày một đau hơn thì có thể thoa một số loại kem để giảm đau. Hộ sinh, dược sĩ và bác sĩ của bạn sẽ có thể giúp bạn lựa chọn loại kem thoa tốt nhất.

Các loại thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng, và dẫn đến đi đại tiện nhiều hơn hoặc ít hơn. Hãy đọc tờ thông tin của loại thuốc mà bạn sử dụng và tham khảo ý kiến của một chuyên gia y tế nếu bạn đang quan tâm.

Chăm sóc đại tràng sau sinh

 

https://vietmoms.kinsta.cloud/category/su-co-thai/page/2/

https://vietmoms.com/wp-admin/post.php?post=208&action=edit

 

 

[spbsm-share-buttons]

Latest Categories

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *