ĐANG MỪNG VÌ MANG THAI ĐÔI NHƯNG LÚC SIÊU ÂM CẶP VỢ CHỒNG RỤNG RỜI CHÂN TAY KHI BÁC SĨ NÓI 1 TRONG 2 BÉ CÓ THỂ QUÁI THAI
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI MẸ MANG THAI ĐÔI, VIỆC PHÁT HIỆN SỚM DỊ TẬT THAI NHI SẼ GIÚP ÍCH RẤT NHIỀU TRONG VIỆC BẢO VỆ TÍNH MẠNG CỦA 3 MẸ CON.
Đang mừng vì mang thai đôi Dị tật thai nhi
Biến chứng bất ngờ xảy ra khi đang mang thai là điều mà không người mẹ nào mong muốn sẽ xuất hiện. Chính vì thế, việc siêu âm, tầm soát dị tật thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 1 là điều cực kỳ quan trọng, trường hợp của cô Lưu ở Đài Loan sau đây là một ví dụ.
Cô Lưu (27 tuổi) hiện có một bé gái 3 tuổi, năm ngoái cô vui mừng khi biết rằng mình mang thai đôi. Tuy nhiên, khi thai nhi ở tuần thứ 13, trong một lần khám thai, bác sĩ phát hiện ra có điều bất thường nên đã khuyên cô đến Bệnh viện Đại học Chang Gung, Đài Bắc kiểm tra.
Bác sĩ Hồng Thái Hoà, trưởng khoa Sản tại Bệnh viện Đại học Chang Gung, sau khi kiểm tra đã xác định 1 trong 2 đứa trẻ có thể sẽ phát triển thành quái thai. Đây là trường hợp xảy ra khi cặp song sinh cùng trứng, cùng chia sẻ một bánh rau – một rối loạn rất nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng truyền máu song thai, chiếm tỷ lệ 3/1000 trường hợp.
Bác sĩ Hồng cho biết thêm: “Thông thường có 3 biến chứng có khả năng cao xảy ra khi mang thai đôi. Trong đó, hội chứng truyền máu song thai chiếm 15%, thai nhi chậm phát triển chiếm 10%, hiếm gặp nhất là quái thai chiếm 2,6%“.
Hội chứng truyền máu song thai sẽ khiến thai nhi bị dị tật ngoài ý muốn, thường chỉ có phần thân dưới, do chưa phát triển hoàn chỉnh, không có tim và đầu. Trong cùng một bào thai có sự truyền máu không đồng đều, khiến 1 thai nhi không nhận đủ lượng máu có chứa chất dinh dưỡng và oxy, trong khi thai nhi còn lại nhận quá dư thừa. Nếu không có sự can thiệp và điều trị sớm, 1 trong 2 thai nhi sẽ bị thiếu máu và dẫn tới tử vong.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ ưu tiên cứu thai nhi khoẻ mạnh trong cặp song sinh, thường sẽ khuyến nghị loại bỏ bớt một thai nhi. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp vi tính hóa bằng tần số vô tuyến, ban đầu nó được sử dụng để điều trị u gan, ung thư tuyến giáp và ung thư thực quản, nhưng trong những năm gần đây được áp dụng để phẫu thuật thu nhỏ thai nhi.
Dị tật thai nhi
Trong trường hợp của cô Lưu, khi thai nhi được 17 tuần, bác sĩ đã tiến hành điều trị bằng phương pháp tần số vô tuyến, để chấm dứt việc cung cấp máu bất thường và sinh ra 1 bé trai khoẻ mạnh ở tuần thứ 38.
Bác sĩ Hồng cho biết thêm, những cặp song sinh mắc phải tình trạng bất thường này cần phải phẫu thuật thu nhỏ thai nhi, thường rơi vào tuần thứ 24. Nếu vượt quá số tuần thai này, thai nhi khoẻ mạnh sẽ dần không nạp chất dinh dưỡng được nữa, lúc này rất nguy hiểm.
Vào ngày 10/9 vừa qua, trong một buổi họp báo, một trường hợp tương tự là cô Trần cũng suýt mất con, khi bác sĩ phát hiện ra 1 trong 2 thai nhi bị chậm phát triển và bị phù nề ở tuần thai thứ 16. Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết dịnh hút thai ở tuần thứ 22, cứu sống thành công 1 thai nhi khoẻ mạnh. Mặc dù cô Trần bất ngờ bị vỡ ối và sinh non ở tuần thứ 28, nhưng em bé đã được xuất viện sau khi sống trong lồng ấp suốt 2 tháng rưỡi, hiện nặng 4.200 gram.
Bác sĩ Hồng nhắc nhở thai phụ nên biết mình mang thai đôi nên đi siêu âm thai thường xuyên trước tuần thứ 14, để xác định số lượng bánh rau. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường vào thời điểm này, tỷ lệ cứu sống thai nhi sẽ cao hơn.
Trong trường hợp mắc hội chứng truyền máu song thai, thai nhi chậm phát triển có chọn lọc, hoặc dị tật không chủ ý, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để thảo luận về phương pháp điều trị và xử lý liên quan.
Dị tật thai nhi
0 Lời bình