Home $ Lưu ý dinh dưỡng $ Giảm bớt những cơn buồn nôn khi mang thai: Mẹ bầu đã thử những cách này chưa?

wondermoms88

Tháng Mười Hai 17, 2020

Giảm bớt những cơn buồn nôn khi mang thai: Mẹ bầu đã thử những cách này chưa?

Lưu ý dinh dưỡng | 0 Lời bình

[spbsm-share-buttons]

Áp dụng các mẹo dưới đây, mẹ sẽ cảm thấy giảm bớt hoặc thậm chí là thoát khỏi chứng buồn nôn, trả lại cho bản thân một thai kỳ nhẹ nhàng, thoải mái.

cơn buồn nôn khi mang thai

Nôn nghén là biểu hiện không còn lạ đối với các mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ, và thường xuất hiện lúc mới thức dậy và cũng có thể rải rác trong ngày, xảy ra thường xuyên hơn từ tuần thứ sáu và kéo dài đến cuối quý đầu tiên của thai kỳ. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra buồn nôn khi mang bầu. Nó tuy không phải là bệnh nhưng sẽ làm bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ gây suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, các mẹ nên khắc phục tình trạng này để cả hai mẹ con cùng vượt qua thời kỳ ốm nghén thật an toàn.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi mang thai

Hiện tượng này có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, cụ thể là sự gia tăng của hormone HCG (hormone thai kỳ). HCG là loại hormone giúp đảm bảo rằng thai nhi nhận được đủ dưỡng chất từ cơ thể mẹ, đặc biệt là trong những tuần đầu. Bên cạnh nguyên nhân này còn có một số nguyên nhân khác như nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao khiến khứu giác của bạn trở nên nhạy bén. Vì vậy, nếu món ăn có mùi quá nặng sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai cũng khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

May mắn thay là tình trạng này không ảnh hưởng gì đến thai nhi và đối với hầu hết các mẹ bầu, nó sẽ tự biến mất nhưng với một số không may mắn thì có thể phải chịu suốt thai kỳ.

Một số mẹo giảm buồn nôn tự nhiên

Ăn nhẹ và thường xuyên

Một cái bụng thường xuyên rỗng không bao giờ là phương án tốt khi bạn đang mang thai. Các bà mẹ tương lai hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và nên trữ đồ ăn vặt để ăn bất cứ lúc nào bụng đói. Mẹ bầu nên ăn những thức ăn giàu protein như đậu nành, đậu Hà Lan sấy khô hay hạnh nhân vì những thức ăn này sẽ hạn chế chứng buồn nôn. Ăn chậm và nhai thật kỹ thức ăn sẽ giúp mẹ bầu no lâu hơn.

Chọn thực phẩm hợp lý

Mẹ bầu nên tránh những loại thức ăn làm mình khó chịu, nên ăn những thức ăn mình thích, không nên gò ép bản thân ăn những thức ăn mà bản thân không dung nạp được. Tránh ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, thực ăn có chứa nhiều chất béo sẽ làm hệ tiêu hóa của mẹ bầu làm việc mệt nhọc, vì vậy, mẹ bầu nên ăn những thức ăn giàu protein và carbohydrates, ít béo. Chuối, cơm và bánh mì là những lựa chọn khá tốt. Thực phẩm mặn và có chứa gừng cũng sẽ giúp ích.

Uống nhiều nước và ăn nhiều canh, súp

Uống đủ nước trong gian mang thai là rất quan trọng, tuy nhiên nếu hay buồn nôn, mẹ bầu nên uống nước từng ngụm nhỏ và nên chia thành nhiều lần uống. Không nên một lúc cả ly nước đầy sẽ làm bụng căng lên, dạ dày không thể chứa được các thực phẩm khác sẽ đẩy thức ăn ra ngoài.

Bạn nên chọn cả súp nữa, đặc biệt là các loại súp từ rau củ, chúng làm bạn nhanh no và không còn cảm thấy buồn nôn.

Nhưng đặc biệt nên nhớ tránh đồ uống có cồn hay đồ quá lạnh hoặc quá ngọt.

Ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn

Mệt mỏi có thể khiến các cơn buồn nôn trở nên tồi tệ hơn. Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm và sẽ tốt hơn nữa nếu bạn có thể thỉnh thoảng có những giấc ngủ ngắn trong ngày.

Không stress

Cũng như mệt mỏi, căng thẳng sẽ khiến mọi thứ càng tệ hơn. Nếu bạn cảm thấy quá stress, hãy cắt giảm lượng công việc và dành thời gian để nghỉ ngơi và giải tỏa căng thẳng mỗi ngày.

Tránh xa khói thuốc lá

Khói thuốc lá không chỉ khiến bạn buồn nôn mà còn rất độc hại đối với thai nhi. Hãy tránh xa khói thuốc nhé!

Hít thở không khí trong lành

Luôn đảm bảo rằng phòng hoặc nhà luôn lưu thông khí tốt và dành thời gian ra ngoài đi bộ. Đi bộ và vận động sẽ rất tốt cho lưu thông máu.

Thử những liệu pháp thiên nhiên

Mẹ bầu có thể uống trà gừng, gừng giúp dạ dày của mẹ bầu dễ chịu hơn. Vì vậy, nếu thấy người nôn nao, mẹ bầu nên pha cho mình ly trà gừng ấm để nhâm nhi.

Kẹo bạc hà và đồ chua như hoa quả chua, cam, chanh, bưởi… cũng là những gợi ý tốt.

Bổ sung vitamin B6

Đây là kinh nghiệm giảm nôn hiệu quả của các bà bầu. Tuy nhiên, để tránh bổ sung dư thừa vitamin, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Mẹ bầu cũng có thể ăn các loại thực phẩm chó chứa nhiều vitamin B6 như trứng, thịt và hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Chữa trị y tế

Nếu như bạn đã thử áp dụng nhưng phương pháp trên mà không có cái nào có tác dụng và hiện tượng nôn còn tiếp tục trở nên nặng hơn thì hãy đến bệnh viện khám, bác sĩ sẽ có thể truyền các chất lỏng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc kê thuốc chống nôn cho bạn.

Đặc biệt, nếu bạn có những dấu hiệu sau thì bạn bắt buộc phải đến bệnh viện khám ngay:

– Tình trạng buồn nôn kéo dài suốt cả ngày và bạn không thể ăn uống gì được.
– Nôn ra dịch có màu nâu hoặc nôn ra máu.
– Đau đầu, sút cân, chóng mặt và ít đi tiểu.
– Không thể chịu được những thứ có mùi.
– Tim đập nhanh, mệt mỏi và nhầm lẫn.
– Tiếp tục nôn trầm trọng ở tháng thứ 4.
– Sụt cân từ 2kg trở lên.
– Đau bụng, sốt, đau đầu hoặc sưng ở phía trước cổ.

https://vietmoms.kinsta.cloud/

https://www.facebook.com/wondermomsvina

 

cơn buồn nôn khi mang thai wondermoms

cơn buồn nôn khi mang thai wondermoms

[spbsm-share-buttons]

Latest Categories

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *