Home $ Mang thai sau sinh $ Mang thai tuần 12: Các ngón tay của bé đã có phản xạ đóng, mở linh hoạt

wondermoms

Tháng Tám 11, 2019

Mang thai tuần 12: Các ngón tay của bé đã có phản xạ đóng, mở linh hoạt

Mang thai sau sinh | 0 Lời bình

[spbsm-share-buttons]

Tiếp nối sự phát triển của các tuần trước, ở tuần thai thứ 12 này bé yêu của bạn có một dấu mốc tương đối quan trọng, đó là phản xạ mở ra, đóng vào của các ngón tay bé xinh! Đi kèm theo đó là bàn chân, bộ não… cũng phát triển nhanh chóng.

Mẹ chắc hẳn là đã mong chờ đến tuần này lắm đúng không nào? Vì khi thai nhi được 12 tuần là thời điểm kết thúc chặng đầu tiên của quá trình mang thai– mẹ và bé yêu đã đi cùng nhau hết 3 tháng và chỉ còn một khoảng thời gian nữa thôi là bé sẽ chào đón thế giới. Tuần này mẹ và bé có những thay đổi nào nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 12?

mang-thai-12-tuan (1)

Cơ thể mẹ vào giai đoạn mang thai 12 tuần.

 tuần mang thai thứ 12 này có một tin vui rằng những triệu chứng ốm nghén sẽ dần dần biến mất khiến bạn thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều! Chắc hẳn rằng mẹ sẽ không hề muốn gặp lại cảm giác ốm nghén khiến bạn thấy vô cùng mệt mỏi thời gian vừa qua đúng không nào? May mắn rằng thời điểm này sự gia tăng của hormone thai kỳ đã dần ổn định nên triệu chứng ốm nghén giảm dần và biến mất. Tuy nhiên lại có một tin không vui lắm cho mẹ rằng hiện tượng đau đầu và hoa mắt, chóng mặt lại xuất hiện trong giai đoạn này.

Bản chất của hiện tượng đau đầu, chóng mặt ở tuần thai thứ 12 có nhiều nguyên nhân. Có thể là do sự thay đổi hormone, hạ đường huyết, mất nước, thiếu ngủ hay thậm chí cả stress cũng dễ khiến các mẹ bầu hoa mày chóng mặt. Trước hết mẹ hãy bình tĩnh xác định nguyên nhân, thư giãn bằng cách ngồi hoặc nằm nghỉ, ăn nhẹ hoặc uống chút nước, trà thảo mộc có lợi. Đừng nên tùy ý sử dụng thuốc mà hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu tình trạng này trầm trọng khiến bạn lo lắng nhé!

Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ thấy có hiện tượng khí hư và ra máu. Việc khí hư ra nhiều thực tế là có mục đích quan trọng nhằm bảo vệ âm đạo của bạn khỏi nhiễm khuẩn. Nhưng mẹ hãy lưu ý rằng nếu ở tuần thai thứ 12 này mà khí hư có màu vàng, xanh lá, hồng hoặc nâu thì mẹ hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, những màu sắc lạ thường này có thể là dấu hiệu cảnh báo việc bị nhiễm khuẩn hoặc sinh non.

Nếu mẹ thấy ra máu ở tuần thai thứ 12 thì đừng vội lo lắng. Vì có thể ra máu là do cổ tử cung khi mang bầu nhạy cảm hơn bình thường, việc quan hệ cũng có thể gây chảy máu. Nếu bạn ra máu nhiều hoặc kèm theo đau bụng thì phải đi khám gấp.

Ở tuần thai này bụng mẹ cũng dần to hơn – mẹ đã ra dáng một bà bầu rồi đó! Tử cung của mẹ tiếp tục phình to và bác sĩ sản khoa có thể cảm nhận được điểm cao nhất của tử cung nằm ngay trên xương mu. Mẹ có thể tăng cân khoảng 1 đến 2.5 kg, tuy nhiên điều này có thể khác nhau ở từng người. Bên cạnh đó chứng ợ nóng cũng có thể làm mẹ giảm cảm giác thèm ăn, điều này cũng thường thấy ở 8/10 phụ nữ mang thai.

Sự phát triển của thai nhi

• Mẹ hãy yên tâm rằng bé yêu vẫn đang phát triển vượt bậc trong bụng mẹ đấy. Thai nhi 12 tuần gần như đã phát triển hết những cơ quan và bộ phận quan trọng, kể từ giờ trở đi bé sẽ chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng để cơ thể lớn và hoàn chỉnh hơn thôi. Ở tuần này bé đã được khoảng 5cm và nặng khoảng 14gram, gần như kích cỡ một quả chanh! Không chỉ phát triển về chiều dài và trọng lượng, bé còn có những biến đổi về mặt thể chất cũng như não bộ rất đáng chú ý.

mang-thai-12-tuan (1)

Bé yêu ở tuần mang thai thứ 12 có kích cỡ tương đương với một quả chanh.

• Đầu tiên là bé đã có khả năng phản xạ các ngón tay, ngón chân: Ngón tay của bé sẽ sớm mở ra, nắm vào, ngón chân có thể cuộn lại… chẳng mấy chốc mà mẹ sẽ được cầm nắm đôi tay, đôi chân nhỏ xinh đấy rồi! Mắt bé dù chưa mở nhưng đã có thể nheo nheo nhờ các cơ ở mắt, miệng có cử động mút rất đáng yêu.

• Ruột em bé bắt đầu di chuyển vào bên trong ổ bụng, thận đã bắt đầu hoạt động nên sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng từ nước ối, cơ thể bé có thể lọc và đào thải những chất dư thừa dưới dạng nước tiểu.

• Một bước tiến quan trọng ở thai nhi 12 tuần là các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành một cách mạnh mẽ. Từ tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 18 là giai đoạn quan trọng để bộ não của bé phát triển nên mẹ hãy lưu ý nhé!

mang-thai-12-tuan (2)

Hình ảnh siêu âm thai nhi ở tuần mang thai thứ 12

Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tuần 12

Mang thai tuần thứ 12 là mốc khám thai quan trọng đối với mẹ và bé. Ở lần khám này mẹ sẽ được bác sĩ siêu âm kiểm tra tình trạng thai nhi, giải đáp và tư vấn các vấn đề của mẹ, kèm theo đó mẹ sẽ làm các xét nghiệm như:

• Xét nghiệm Double test kèm với siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi: giúp sàng lọc nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của thai. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất ở tuần mang thai thứ 12 này mẹ đừng bỏ qua nhé. Các chuyên gia đã khuyến cáo không thực hiện kiểm tra độ mờ da gáy trước 11 tuần vì bào thai còn quá nhỏ; còn nếu thực hiện từ tuần 14 trở đi thì kết quả đo không có ý nghĩa nữa vì da gáy có thể trở về bình thường nhưng không có nghĩa thai nhi khỏe mạnh bình thường. Mốc mang thai 12 tuần là mốc lý tưởng để thực hiện xét nghiệm này.

• Xét nghiệm nhóm máu và công thức máu: giúp xác định nhóm máu của mẹ và yếu tố Rh liên quan để phát hiện sớm tình trạng bất đồng nhóm máu (nếu có) giữa mẹ và con.

• Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh như viêm gan B, HIV: Đây là các bệnh lây truyền qua đường từ mẹ sang con, xét nghiệm sớm để phát hiện và có các biện pháp hạn chế hợp lý.

• Xét nghiệm đường huyết (xét nghiệm glucose): giúp kiểm tra lượng đường trong máu của mẹ. Nếu mắc bệnh tiểu đường, mẹ bầu có thể gặp nhiều biến chứng trong quá trình mang thai cũng như lúc sinh nở.

• Xét nghiệm nước tiểu khi thai nhi 12 tuần tuổi nhằm phát hiện ra các biến chứng thường gặp trong thai kỳ như nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ tiền sản giật, các nguy cơ về thận hay thiếu hụt carbohydrate…

mang-thai-12-tuan (4)

Siêu âm và xét nghiệm là những việc quan trọng mẹ cần làm trong tuần thai thứ 12 này

Ngoài ra mẹ vẫn tiếp tục chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ. 3 tháng đầu tiên có thể mẹ không tăng cân do ốm nghén nhưng sang đến các tháng sau mẹ nên có một lộ trình tăng cân hợp lý để đảm bảo đủ sức khỏe, dinh dưỡng cho thai nhi cũng như mẹ không bị béo phì. Thông thường mẹ nên tăng dưới 15kg là tốt nhất. Đi kèm theo đó là vận động nhẹ nhàng, thư giãn hợp lý sẽ giúp mẹ vừa có tinh thần, vừa có thể chất khỏe mạnh để sẵn sàng cho các tuần thai tiếp theo nhé!

Original form : http://afamily.vn/mang-thai-tuan-12-cac-ngon-tay-cua-be-da-co-phan-xa-dong-mo-linh-hoat-20190705161938579.chn

[spbsm-share-buttons]

Latest Categories

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *