Ngoài các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến khi có thai, người mẹ cần biết và kịp thời nhận ra các dấu hiệu bất thường, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và em bé như sau.
- Những-dấu-hiệu-báo-động-trong-thời-gian-mang-thai
- 1. Chảy máu
Bác sĩ Christopher Chong, chuyên gia kiêm cố vấn sản-phụ khoa (bệnh viện Gleneagles, Singapore) cho hay các hiện tượng chảy máu trong thai kì đều cần được thăm khám và theo dõi chặt chẽ. Đó có thể là dấu hiệu de dọa sảy thai hoặc đã sảy thai, bong nhau. Nếu mẹ thấy có hiện tượng chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
2. Tiết dịch quá nhiều
Nếu phát hiện thấy âm đạo tiết dịch quá nhiều, bất thường thì rất có thể người mẹ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng nấm men. Bác sĩ Chong cho biết: “Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến sẩy thai trong giai đoạn đầu mang thai, gây chuyển dạ sớm, hoặc vỡ ối sớm trong 3 tháng cuối. Nếu nhiễm trùng nặng có thể gây đau bụng và chảy máu”. Ngoài ra, đây có thể là hiện tượng rò nước ối, mẹ cần kiểm tra ngay.
3. Đau đầu
Ngoài lý do thay đổi nội tiết tố trong thai kì, lượng đường trong máu thấp hoặc lưu lượng máu tăng đột ngột gây ra cơn đau âm ỉ ở hai bên đầu, hoặc sau gáy, thì nguyên nhân khác có thể do khối u não, hoặc huyết áp cao gây ra. Người mẹ có thể bị tiền sản giật, kèm theo hàm lượng protein bất thường trong nước tiểu, cũng như hiện tượng mắt mờ.
4. Co thắt
Nếu chưa tới gần ngày chuyển dạ mà xuất hiện các cơn co thắt mạnh và đau thì mẹ cần đi khám ngay lập tức. Tử cung co bóp trước tuần thứ 37 của thai kỳ có thể khiến cổ tử cung giãn nở sớm hơn bình thường, dẫn đến sinh non. Sự can thiệp y tế kịp thời sẽ hạn chế các cơn co thắt này.
5. Thai nhi không cử động
Từ tháng 4 trở đi, mẹ cần chú ý theo dõi cử động của em bé. Chuyên gia đề nghị mẹ theo dõi theo chu kì mỗi 2 giờ bằng cách theo dõi số lần đạp, di chuyển của bé đạt tối thiểu 10 lần. Nếu thai nhi cử động chậm và ít trong những ngày gần sinh thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai không nhận đủ chất dinh dưỡng hoặc oxy qua nhau thai. Mẹ cần đến gặp bác sĩ sớm nếu phát hiện thai có cử động bất thường.
6. Đau bụng
Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng có thể bao gồm nhiễm trùng, đau bụng đầy hơi, táo bón. Cơn đau cũng có thể do dây chằng giãn căng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bác sĩ Chong cảnh báo nguyên nhân nghiêm trọng hơn có thể gây đau bụng bao gồm mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc u nang. Mẹ cần lưu ý và có phương án xử lý kịp thời.
7. Mệt mỏi, kiệt sức
Chuyên gia cũng lưu ý rằng có một vấn đề về hormone tuyến giáp có thể gây kiệt sức ở mẹ bầu. Bệnh cường giáp có thể dẫn đến tiền sản giật, sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, bé sau sinh chậm phát triển. Hormone tuyến giáp quá nhiều, hoặc cường giáp, có thể khiến nhiều chức năng cơ thể của mẹ bầu phải “tăng tốc”, dẫn đến tiền sản giật, sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
8. Chảy máu nướu, lợi
Do thay đổi nội tiết tố, lợi của các bà mẹ dễ bị sưng, đỏ, nướu răng. Dạng bệnh nướu này được gọi là viêm nướu khi mang thai. Hầu hết các trường hợp viêm nướu khi mang thai là nhẹ và vô hại, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể xấu đi thành bệnh nha chu. Người mẹ mắc bệnh nha chu có nguy cơ sinh non cao gấp 8 lần. Vì vậy, hãy cảnh giác về vệ sinh răng miệng và khám nha khoa định kì, đều đặn trong thai kỳ.
Sức khỏe răng miệng trong thai kì cần được quan tâm sát sao (Ảnh minh họa).
9. Đau chân
Hiện tượng sưng ở bắp chân, đau chân khi mang thai có thể là dấu hiệu của chứng Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có nghĩa là có cục máu đông trong tĩnh mạch sâu của cơ thể người mẹ. Nếu cục máu đông này biến mất và di chuyển đến phổi, mẹ có thể bị thuyên tắc phổi và tử vong.
https://vietmoms.kinsta.cloud/
https://www.facebook.com/wondermomsvina
https://vietmoms.kinsta.cloud/category/su-co-thai/page/2/
Những-dấu-hiệu-báo-động-trong-thời-gian-mang-thai
Những-dấu-hiệu-báo-động-trong-thời-gian-mang-thai
Những-dấu-hiệu-báo-động-trong-thời-gian-mang-thai
0 Lời bình