Home $ Mang thai sau sinh $ 40 tuần thai kỳ $ Những món mẹ bầu cần lưu ý khi ăn bởi có nguy cơ sẩy thai rất lớn

wondermoms88

Tháng mười 31, 2020

Những món mẹ bầu cần lưu ý khi ăn bởi có nguy cơ sẩy thai rất lớn

40 tuần thai kỳ | 0 comments

[spbsm-share-buttons]

thực phẩm tránh ăn khi mang thai

thực phẩm tránh ăn khi mang thai

thực phẩm tránh ăn khi mang thai

Nhiều món trong này tuy rất bổ dưỡng nhưng không có nghĩa là các mẹ bầu muốn ăn thế nào cũng được.

  • Triệu chứng phù nề trong thai kỳ mẹ bầu tưởng bình thường nhưng hóa ra lại có những ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cả mẹ lẫn con 
  • Bữa ăn chuẩn dinh dưỡng cho bà bầu nên thế nào? 

Sau khi có thai, nhiều mẹ bầu đều có điểm chung là ăn ngon và ăn nhiều. Mặc dù nhiều món ăn rất bổ dưỡng, nhưng không phù hợp với những người đang mang thai, thậm chí có thể nguy hại đối với thai nhi. Đó là những món ăn nào?

1. Trứng lòng đào

Trứng lòng đào là một dạng trứng chưa chín, bên trong chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Tiêu biểu là vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, nôn ói, chuột rút tử cung, tiêu chảy, dẫn đến nguy cơ đẻ non hoặc thai chết lưu.

Các mẹ bầu nên ăn trứng nấu chín, đừng lo lắng chất dinh dưỡng sẽ giảm so với trứng lòng đào. Hệ tiêu hóa của con người thường hấp thu 50 – 60% chất dinh dưỡng trong trứng tái, 90% chất dinh dưỡng trong trứng chín.

Để hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, phương pháp ăn trứng tốt nhất dành cho các mẹ bầu là trứng luộc. Khi luộc trứng, các mẹ nên dùng nước lạnh để luộc. Trứng thả vào nồi, khi sôi nghe âm thanh trứng nẩy trong nồi thì bạn bắt đầu tính giờ, 11 – 12 phút là vừa chín tới.

2. Sushi

Khi các mẹ bầu ăn sushi nghĩa là đang trực tiếp đưa hàng loạt vi khuẩn, ký sinh trùng vào cơ thể. Chẳng hạn Norovirus, Vibrio, Salmonella, Listeria monocytogenes…

Đương nhiên, một trong số vi khuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người mẹ, gây ra tình trạng mất nước, suy nhược cơ thể. Và một phần vi khuẩn sẽ truyền nhiễm cho thai nhi đang nằm trong bụng mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, thậm chí gây ra tình trạng thai chết lưu.

Điển hình là vi khuẩn Listeria monocytogenes thường gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cho các mẹ bầu, trong đó tỉ lệ người bình thường mắc vi khuẩn Listeria monocytogenes là 20%. Khi mẹ bầu mắc vi khuẩn nguy hiểm này nhưng có khả năng không có biểu hiện phát bệnh, vi khuẩn Listeria monocytogenes sẽ thông qua nhau thai truyền nhiễm cho thai nhi, khiến thai phụ đẻ non, sẩy thai và hàng loạt những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Thịt tái

Các mẹ bầu cần nhớ nguyên tắc, cho dù bạn ăn bất kì món nào, món ấy cần phải được nấu chín. Nhiều mẹ bầu thích ăn món thịt tái, vì theo họ cảm nhận thịt chín quá khô, mất dinh dưỡng và cảm giác không ngon miệng.

Mẹ bầu thường xuyên ăn thịt tái sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn đường ruột, chẳng hạn vi khuẩn E.coli, Listeria monocytogenes, Salmonella. Nhóm vi khuẩn này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của thai nhi, khiến thai nhi tử vong hoặc nghiêm trọng hơn mắc bệnh thần kinh, bại não, mù lòa, động kinh.

Bạn cũng đừng nên nghĩ rằng những miếng thịt chiên khô vàng đã nấu chín, bởi rất có thể vi khuẩn vẫn còn ẩn mình trong những sợi cơ của thịt. Khi ăn hàng quán bên ngoài, các mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng.

Thịt hộp cũng là món ăn các mẹ bầu cần lưu ý, thịt hộp đã qua gia công và bảo quản lâu dài vẫn có thể nhiễm khuẩn. Nếu ăn thịt hộp, các mẹ cần nấu chín lần nữa rồi mới sử dụng.

4. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa nhiều dinh dưỡng, chẳng hạn đồng, vitamin A, B1, B2. Bởi vậy, không thể phủ nhận ích lợi của việc hấp thu nội tạng tốt cho cả thai phụ và thai nhi trong bụng.

Nếu các mẹ bầu ăn nội tạng động vật có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo, sau khi nấu chín qua nhiệt độ cao thì việc ăn nội tạng động vật không nảy sinh vấn đề lớn. Tuy nhiên, điều các mẹ bầu cần lưu ý là hàm lượng hấp thu nội tạng vào cơ thể.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên hấp thu hàm lượng lớn vitamin A bắt nguồn từ nội tạng động vật. Bởi nếu hấp thu quá nhiều, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc vitamin A, và sự hấp thu bất thường của chất đồng vào cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân gia tăng tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật và gặp vấn đề về gan.

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc đồng và vitamin A, lời khuyên dành cho thai phụ là nên hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1 lần là đủ.

5. Sữa tươi

Thông thường, con người có 3 cách uống sữa như sau:

Thứ nhất: Mua sữa tươi tiệt trùng đóng hộp ở siêu thị. Các mẹ bầu có thể hâm nóng sữa tươi hoặc uống trực tiếp sau khi khui hộp. Đây là cách uống sữa an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu, chất lượng sữa vẫn đảm bảo, chỉ cần nhớ không nên uống sữa đã hết hạn.

Thứ hai: Đặt mua sữa tươi mới vắt, sau đó đun sôi rồi uống. Phương pháp uống sữa này không đảm bảo sức khỏe so với cách uống sữa thứ nhất.

Thứ ba: Uống sữa tươi mới vắt ngay tại nông trại. Điều này là không nên với hầu hết mọi người, đặc biệt là thai phụ. Sữa tươi mới vắt chứa nhiều vi khuẩn Listeria monocytogenes, Salmonella, E.coli.

Nhiều người nghĩ rằng, sữa đun sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, an toàn hơn hẳn sữa tươi tiệt trùng mua ở siêu thị. Thực tế, sữa đun sôi và sữa tươi tiệt trùng đều an toàn như nhau, chỉ có phương pháp diệt vi khuẩn là khác nhau.

Ngày nay, chuyện các mẹ bầu bồi dưỡng cơ thể bằng những thực phẩm bổ dưỡng, giá thành đắt đỏ không còn là chuyện hiếm, nhưng các mẹ nên nhớ rằng sử dụng thực phẩm an toàn là điều cần được ưu tiên để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con.

https://vietmoms.kinsta.cloud/

https://vietmoms.kinsta.cloud/category/su-co-thai/page/2/

https://www.facebook.com/wondermomsvina

[spbsm-share-buttons]

Latest Categories

0 Comments

Submit a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *