Home $ Mang thai sau sinh $ Thực trạng về trầm cảm trong và sau khi mang thai

wondermoms88

Tháng Mười 6, 2020

Thực trạng về trầm cảm trong và sau khi mang thai

Mang thai sau sinh | 0 Lời bình

[spbsm-share-buttons]

 

Trầm cảm có thai

Trầm cảm có thai

Trầm cảm có thai .Trầm cảm là gì?

Trầm cảm không chỉ là cảm giác “ủ rũ” hay “buồn chán” trong một vài ngày. Đó là một bệnh nghiêm trọng có liên quan đến não. Khi bị trầm cảm, các cảm giác buồn, lo lắng, hoặc “trống rỗng” không hết hẳn và có ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như thói quen hàng ngày. Những cảm xúc này có thể từ nhẹ đến nặng. Tin tốt là hầu hết những người mắc trầm cảm sẽ tốt hơn khi được điều trị.

Làm thế nào để biết tôi bị trầm cảm?

Khi bạn đang mang thai hoặc mới sinh, bạn có thể bị trầm cảm mà không biết. Một số thay đổi tâm sinh lý bình thường trong và sau khi mang thai có thể gây ra các triệu chứng giống như các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nhưng nếu bạn có bất kỳ triệu chứng trầm cảm nào dưới đây trong hơn 2 tuần, hãy gọi cho bác sĩ của bạn:

  • Cảm thấy bồn chồn hoặc buồn rầu
  • Cảm thấy buồn, tuyệt vọng, và căng thẳng/quá tải
  • Khóc rất nhiều
  • Không có năng lượng hoặc động lực
  • Ăn quá ít hoặc quá nhiều
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
  • Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định
  • Có vấn đề về ghi nhớ
  • Cảm thấy vô giá trị và tội lỗi
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động mà bạn thường thích thú
  • Không hoà nhập với bạn bè và gia đình
  • Đau đầu, đau nhức, hoặc có vấn đề về dạ dày mà không hết hẳn

Bác sĩ có thể phát hiện được các triệu chứng của bạn là do trầm cảm hay điều gì khác gây ra.

Sự khác biệt giữa hội chứng “baby blues” (buồn chán sau sinh), trầm cảm sau sinh, và rối loạn tâm thần sau sinh là gì?

Nhiều sản phụ mắc hội chứng buồn chán sau sinh trong những ngày sau khi sinh. Nếu bạn mắc hội chứng buồn chán sau sinh, bạn có thể:

  • Có tính khí thất thường
  • Cảm thấy buồn, lo lắng, hoặc căng thẳng/quá tải
  • Hay khóc
  • Chán ăn
  • Khó ngủ

Hội chứng buồn chán sau sinh thường mất đi trong vài ngày hoặc một tuần. Các triệu chứng này không nghiêm trọng và không cần điều trị.

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh thường kéo dài hơn và nặng hơn. Trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh. Nếu bạn mắc trầm cảm sau sinh, bạn có thể có các triệu chứng của trầm cảm được liệt kê ở trên. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Có suy nghĩ làm tổn thương em bé
  • Có suy nghĩ làm tổn thương chính mình
  • Không có chút quan tâm nào đối với em bé

Trầm cảm sau sinh cần được điều trị bởi bác sĩ.

Chứng rối loạn tâm thần sau sinh thường hiếm gặp. Chứng này xảy ra từ 1 đến 4 trong số 1.000 ca sinh. Chứng này thường xuất hiện trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Các sản phụ có rối loạn lưỡng cực hoặc một vấn đề sức khỏe tâm thần khác gọi là rối loạn phân liệt cảm xúc thường có nguy cơ bị rối loạn tâm thần sau sinh cao hơn. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nhìn thấy những thứ thực sự không có ở đó
  • Cảm thấy bối rối
  • Tâm trạng thay đổi nhanh chóng
  • Cố gắng làm tổn thương chính mình hoặc em bé

Tôi nên làm gì nếu tôi có triệu chứng của bệnh trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai?

Gọi bác sĩ nếu:

  • Hội chứng buồn chán sau sinh của bạn không hết sau 2 tuần
  • Các triệu chứng trầm cảm ngày càng nặng hơn
  • Các triệu chứng trầm cảm bắt đầu bất cứ lúc nào sau sinh, thậm chí nhiều tháng sau
  • Bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc ở nơi làm việc hoặc ở nhà
  • Bạn không thể tự chăm sóc bản thân hoặc chăm sóc cho bé
  • Bạn có suy nghĩ làm hại chính mình hoặc em bé

Bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi để kiểm tra bệnh trầm cảm. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần chuyên điều trị trầm cảm.

Một số sản phụ không nói cho ai biết các triệu chứng họ gặp. Họ cảm thấy bối rối, xấu hổ, hoặc tội lỗi khi có cảm giác trầm cảm vào lúc họ được cho là phải hạnh phúc. Họ lo lắng sẽ bị coi là những bậc cha mẹ không tốt.

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể bị trầm cảm khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Điều này không có nghĩa là bạn là một người mẹ xấu hay “không gắn kết”. Bạn và bé của bạn không cần phải chịu đựng bởi có sẵn sự giúp đỡ.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích khác:

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn nên ngủ khi em bé ngủ.
  • Đừng cố gắng làm việc quá nhiều hoặc cố trở nên hoàn hảo.
  • Nhờ chồng, gia đình, và bạn bè giúp đỡ.
  • Hãy dành thời gian đi chơi, thăm bạn bè, hoặc dành thời gian ở riêng với chồng
  • Thảo luận các cảm xúc của bạn với chồng, gia đình và bạn bè.
  • Nói chuyện với các bà mẹ khác để có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các nhóm hỗ trợ ở nơi bạn sống
  • Không nên thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong cuộc sống khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Những thay đổi lớn có thể gây ra căng thẳng không cần thiết. Đôi khi những thay đổi lớn là không thể tránh khỏi. Khi điều đó xảy ra, cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ cho tình hình mới của bạn sớm.

Trầm cảm được điều trị như thế nào?

Hai cách phổ biến trong điều trị trầm cảm là:

  • Liệu pháp trò chuyện: Cách này liên quan đến việc trò chuyện với một bác sĩ trị liệu, chuyên gia tâm lý, hay cán bộ công tác xã hội để tìm cách thay đổi cách mà trầm cảm làm cho bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành động
  • Thuốc: Bác sĩ có thể kê một loại thuốc chống trầm cảm. Thuốc này có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.

Các biện pháp điều trị này có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp. Nếu bạn bị trầm cảm thì tình trạng của bạn có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, việc điều trị sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Điều gì có thể xảy ra nếu trầm cảm không được điều trị?

Trầm cảm không được điều trị có thể gây tổn thương cho bạn và em bé. Một số phụ nữ bị trầm cảm khó chăm sóc cho bản thân họ trong thời gian mang thai. Họ có thể:

  • Ăn kém
  • Không tăng đủ cân
  • Khó ngủ
  • Lỡ hẹn khám thai
  • Không tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc
  • Sử dụng các chất có hại, như thuốc lá, rượu, hoặc ma túy

Trầm cảm trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ của:

  • Các vấn đề trong quá trình mang thai hoặc sinh con
  • Trẻ nhẹ cân khi sinh
  • Sinh non

Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con cái của bạn. Bạn có thể:

  • Thiếu năng lượng
  • Khó tập trung
  • Cảm thấy buồn rầu
  • Không có khả năng đáp ứng nhu cầu của em bé

Kết quả là bạn có thể cảm thấy có lỗi và mất niềm tin vào bản thân mình. Những cảm xúc này có thể làm cho trầm cảm trở nên nặng hơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có thể ảnh hưởng đến em bé. Nó có thể làm cho em bé:

  • Chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ
  • Gặp các vấn đề gắn kết mẹ con
  • Có các vấn đề về hành vi
  • Khóc nhiều hơn

Sẽ tốt hơn nếu chồng bạn hoặc người chăm sóc khác có thể giúp chăm sóc em bé khi bạn đang bị trầm cảm.

Tất cả trẻ em xứng đáng có một người mẹ khỏe mạnh. Và tất cả các bà mẹ xứng đáng tận hưởng cuộc sống của họ và vui thích với con cái họ. Nếu bạn cảm thấy bị trầm cảm trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con, bạn không nên chịu đựng một mình. Bạn cần nói với những người thân và gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Trầm cảm có thai

https://vietmoms.kinsta.cloud/category/su-co-thai/page/2/

https://www.facebook.com/wondermomsvina https://vietmoms.kinsta.cloud/

https://vietmoms.kinsta.cloud/

 

[spbsm-share-buttons]

Latest Categories

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *