Home $ Thông tin cho mẹ và bé $ BÍ QUYẾT GIÚP MẸ BẦU THON GỌN MÀ CON SINH RA VẪN BỤ BẪM

vuxuyen96

Tháng tám 3, 2022

BÍ QUYẾT GIÚP MẸ BẦU THON GỌN MÀ CON SINH RA VẪN BỤ BẪM

Thông tin cho mẹ và bé, Bí quyết ăn uống, Dinh dưỡng mang thai, Mang bầu, sinh con(Birth), Sức khỏe bà bầu | 0 comments

[spbsm-share-buttons]

MẸ BỈM SỮA 2 CON TIẾT LỘ CẢ “RỔ” BÍ QUYẾT GIÚP MẸ BẦU THON GỌN MÀ CON SINH RA VẪN BỤ BẪM

bí quyết giúp mẹ bầu thon gọn mà con sinh ra vẫn bụ bẫm

Mẹ bỉm sữa 2 con tiết lộ cả “rổ” bí quyết giúp mẹ bầu thon gọn mà con sinh ra vẫn bụ bẫm

KHÔNG PHẢI CỨ ĂN NHIỀU, ĂN KHỎE LÀ SẼ TỐT CHO CON, CÁC MẸ BẦU CHỈ CẦN ĐỔI SANG CÁCH ĂN KHOA HỌC HƠN LÀ YÊN TÂM CON SINH RA VẪN BỤ BẪM KHỎE MẠNH, CÒN MÌNH THÌ THON GỌN KHÔNG PHÁT PHÌ.

  • Mẹ bầu 9x tiết lộ chế độ ăn uống “vào hết con”, bầu 6 tháng vẫn khỏe mạnh xinh tươi, đi du lịch thoải mái
  • Trang Pilla mang thai 8 tháng vẫn đẹp hút hồn: “Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và quan trọng nhất là sự quan tâm của ông xã” 
  • Tuyệt chiêu ăn uống “vào con không vào mẹ” của mẹ bầu 9x: Mang thai 26 tuần chỉ tăng 2kg, con khỏe mạnh, phát triển bình thường

Từ trước đến nay nhiều mẹ bầu vẫn thường tin rằng mình càng ăn nhiều thì con sinh ra sẽ càng bụ bẫm, khỏe mạnh. Chính vì thế trong suốt 9 tháng thai kỳ các mẹ thường ăn thật nhiều những đồ bổ dưỡng như trứng ngỗng, cá chép, hoa quả, đồ tinh bột… thậm chí là cả bánh kẹo. Tuy nhiên quan niệm trên là khá sai lầm vì nếu ăn uống vô tội vạ có thể khiến các mẹ bị béo phì, tiểu đường thai kì… thậm chí là gây hại cho cả thai nhi.

Mới đây, chị Hà Thị Quỳnh Anh (sống tại Hà Nội) – vốn là người nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm chăm sóc con khoa học đã nêu quan điểm về vấn đề này. Bản thân chị trong quá trình mang thai bé thứ 2 chỉ tăng có 6kg nhưng con sinh ra vẫn nặng 3,2kg, tất cả là nhờ quá trình ăn uống rất khoa học, bài bản được chị chia sẻ dưới đây:

“Kinh nghiệm ăn uống cho bà bầu: Mẹ thon, con bụ

Mình bầu bé đầu tiên, cũng giống như các mẹ lần đầu, mình ăn uống một cách cật lực, với quan điểm cứ ăn đâu bổ nấy, ăn cho con, béo giảm sau. Mẹ tăng 12kg, con sinh ra nặng 3,5kg.

Bầu bé thứ 2 có kinh nghiệm hơn mẹ chỉ tăng 6kg. Con sinh sớm ở tuần 37 nặng 3,2kg. Mẹ về dáng luôn trên bàn đẻ, nếu sinh đủ ngày đủ tháng thì dự kiến bé em còn to hơn bé anh.

Chị Quỳnh Anh trong thời gian mang bầu nhưng vóc dáng không hề bị sổ ra chút nào.

Rõ ràng là 2 chế độ ăn khác nhau nhưng đều sinh ra những em bé bụ bẫm và khỏe mạnh cả. Rút kinh nghiệm về việc tẩm bổ quá mức, ăn uống “vô tội vạ”, rồi béo quay như hạt mít, con chập chững biết đi mới về dáng, mình chia sẻ về kinh nghiệm bầu mà vẫn thon gọn nhé.

Kinh nghiệm của mình:

– Trong suốt cả thai kỳ: Chia nhỏ bữa ăn. Ngày ăn 5-6 bữa nhỏ. Tuyệt đối không bỏ bữa sáng. Mình thấy bữa sáng ngon miệng và ăn được nhiều nhất.

– Bữa tối ăn hạn chế tinh bột. Mình chỉ ăn 1 lưng cơm nhỏ mỗi tối, ăn vã thức ăn và rau.

– Uống thật nhiều nước lọc: ít nhất 2 lít/ngày. Nước lọc giúp đỡ nghén, duy trì lượng nước ối, đảm bảo cơ thể không thiếu nước.

– Hoa quả mình ăn như ăn cơm luôn. Ăn nhiều không lo béo mà lại giàu vitamin, chống nghén hiệu quả nữa.

– Nói không với sữa bà bầu.

Theo như chị Quỳnh Anh chia sẻ thì lý do chị không uống sữa bầu vì sẽ khiến tăng cân rất nhanh, chủ yếu vào mẹ nhiều chứ không vào con, mùi vi lại vô cùng khó uống. Thay vì uống sữa bầu thì chị uống sữa tươi thanh trùng dạng gói, vừa dễ uống lại đẹp da.

  •  

    Facebook
  •  

    Twitter
  •  

    Pinterest

Dù đang mang bầu nhưng Quỳnh Anh vẫn giữ được vóc dáng cân đối.

“Mình không bổ sung thêm bất cứ sữa bầu nào cả, nhưng không có nghĩa là sữa bầu không tốt, có điều những mẹ hấp thụ tốt thì sữa bầu sẽ giúp mẹ tăng cân vèo vèo, mẹ nào cơ địa dễ béo thì nên bye bye bạn sữa bầu. Thường thấy là sữa bầu vào mẹ nhiều chứ không vào con, mùi vị lại khó uống. 

Bác sĩ mà mình hay thăm khám cũng chia sẻ quan điểm rằng: Sữa bầu là không cần thiết. Bác sĩ chỉ khuyên bà bầu dùng thêm sữa trong trường hợp mình không kiểm soát được thực phẩm mình sử dụng có đảm bảo an toàn hay không hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến thực đơn ăn uống không phong phú nên không đủ chất dinh dưỡng. Vì dinh dưỡng không cân bằng nên mới cần đến sự bổ trợ dinh dưỡng từ các nguồn khác, trong đó có sữa bà bầu.

Mình chỉ uống sữa tươi thanh trùng dạng gói hạn sử dụng ngắn, vừa dễ uống lại đẹp da”.

  •  

    Facebook
  •  

    Twitter
  •  

    Pinterest

Theo như chị Quỳnh Anh thì sữa bầu khá là khó uống lại còn dễ gây tăng cân cho mẹ bầu.

Bên cạnh một số điều cơ bản ở trên, chị Quỳnh Anh cũng không quên chia sẻ với các mẹ bầu những lưu ý khác cần phải nhớ trong suốt 9 tháng mang thai:

“3 tháng đầu:

Ăn uống bình thường, thèm gì ăn nấy, không muốn ăn thì không cố ăn. Quan điểm của mình là những thứ KHÔNG NÊN ăn thì mình vẫn ăn nếu thèm nhưng ăn ít: nước ngọt có gas, bia, trà sữa, ngải cứu, rau ngót, hoa quả có tính nóng, đồ tái – sống (gỏi, sushi)… Về bản chất, các loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định, nếu ăn ở mức điều độ thì đều có lợi cho cơ thể. Một bát miến lươn có vài cọng rau răm, hay một ngụm coca chống nghén trước bữa ăn… chẳng đáng kể gì và cũng không đủ sức mạnh gây ra điều tồi tệ nào cả. Đã nghén ngẩm không ăn được gì, lại kiêng cả thế giới thì sức đâu mà nuôi con trong bụng nữa. Nếu ăn liên tục, ăn nhiều, ăn dài ngày… hay có tiền sử sinh non, sảy thai, con hiếm muộn… thì lại là chuyện khác.

 

  •  

Mang thai bé thứ 2 chị Quỳnh Anh tăng đúng 6kg nhưng con sinh ra vẫn nặng 3,2kg.

Các quan niệm dân gian: ăn trứng ngỗng, cá chép… có thể ăn nếu thích, còn cố nhồi nhét thì nó cũng chẳng có tác dụng thần thánh gì cả. Kết hợp uống vitamin tổng hợp, mình dùng elevit. Giai đoạn này chưa cần bổ sung tăng thêm canxi, sắt, hay DHA… nếu không có chỉ định đặc biệt của bác sĩ. Nhiều mẹ thường tự ý mua về bổ sung thêm, nhưng nên nhớ là thừa có hại hơn thiếu.

bí quyết giúp mẹ bầu thon gọn mà con sinh ra vẫn bụ bẫm

Những nơi tốt nhất để tìm quần áo thai sản ở Canada

[spbsm-share-buttons]

Latest Categories

0 Comments