Home $ Những lưu ý quan trọng $ Đau xương chậu – nỗi ám ảnh của bà bầu 31 tuổi và quan niệm sai lầm khiến hàng triệu mẹ Việt chịu khổ

wondermoms88

Tháng mười một 25, 2020

Đau xương chậu – nỗi ám ảnh của bà bầu 31 tuổi và quan niệm sai lầm khiến hàng triệu mẹ Việt chịu khổ

Những lưu ý quan trọng, Sức khỏe bà bầu, Top 50 vietmoms | 0 comments

[spbsm-share-buttons]

Hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng và đau xương chậu vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Tuy nhiên theo bác sĩ, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Đau xương chậu – nỗi ám ảnh

Đau lưng hay đau xương chậu không xa lạ gì với phụ nữ mang thai và thường xuất hiện ở những tháng sau khi thai lớn. Tuy nhiên có một số trường hợp đau ngay từ khi thai kì bắt đầu nhưng bị chị em bỏ qua. Đó có thể là dấu hiệu báo động của sức khỏe hay những chấn thương tiềm ẩn từ trước gây họa cho người mẹ.

Bà bầu 31 tuổi đau xương chậu đến không thể gập người

Chị Nguyễn Huỳnh Trúc Phương (31 tuổi) đang mang thai đứa con thứ 2 là một trường hợp điển hình.

Trước khi lấy chồng, chị Phương đã từng bị ngã xe nhưng do chỉ xây xát nhẹ và ê ẩm vùng mông, xương chậu nên chị đã bỏ qua.

Sau khi lấy chồng và sinh bé đầu lòng chị cũng bị đau lưng nhưng không nghiêm trọng. Nhưng mọi chuyện tệ hơn khi chị mang bầu em bé tiếp theo, lưng và xương chậu của thai phụ đau nhức đến nỗi không thể xoay hay gập người dù chỉ mới ở tháng thứ hai của thai kỳ. Những cơn đau này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý khiến chị lẫn gia đình vô cùng lo lắng.

 

dau xuong chau noi am anh wondermoms

Bà bầu thường xuyên bị đau lưng, đau xương chậu khủng khiếp trong thời gian mang thai bé thứ hai.

Sau khi thăm khám, bác sĩ Paul D’Alfonso đã cho chị biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức của chị chính là do di chứng từ tai nạn xe lúc trước và lên phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay kết hợp với vật lý trị liệu và massage trị liệu cho chị Phương.

Mặc dù bên ngoài không có xây xát gì nghiêm trọng nhưng vùng xương chậu đã bị chấn thương dẫn đến mất cân bằng trong thời gian dài.

Cộng thêm việc chị thường xuyên bế và địu bé đầu lòng suốt hơn một năm khiến cơ thể chịu nhiều áp lực hơn, không chống trụ được khi bước vào giai đoạn thai kì thứ hai.

Sau hơn 3 tháng điều trị, hiện tại ở tháng thứ 5 của thai kỳ chị Phương đã có thể thoải mái vận động và làm các công việc nhẹ nhàng chăm sóc tổ ấm của mình, tinh thần của chị cũng vui tươi hơn trước rất nhiều.

Mang thai không đồng nghĩa với chịu khổ

Bác sĩ Paul cho biết, hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng và đau xương chậu vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Điều này là không đúng.

Như trong trường hợp của chị Phương, cơn đau không chỉ đơn thuần là do mang thai mà còn vì những chấn thương lâu năm không được điều trị đúng.

Do đó bác sĩ khuyên các thai phụ khi gặp các cơn đau lưng hay đau xương chậu âm ỉ kéo dài nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa.

Nếu để lâu mà không can thiệp, các cơn đau này sẽ còn ảnh hưởng lâu dài cả sau khi sinh. Nếu sợ tác động không tốt đến thai nhi, các bà mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn những phương pháp nhẹ nhàng và an toàn như nắn chỉnh cột sống cường độ nhẹ, tập căng giãn cơ tại nhà…

Bên cạnh việc thăm khám điều trị, các mẹ bầu cũng cần thay đổi thói quen và lối sinh hoạt hàng ngày để có kết quả tốt nhất, một số gợi ý từ bác sĩ như:

 – Điều chỉnh tư thế sinh hoạt hằng ngày.

– Không khom lưng khi ngồi, cũng không nên ngồi quá lâu.

– Luôn đảm bảo giữ vai và cột sống thẳng trong mọi tư thế.

– Trang bị những chiếc gối thiết kế cho bà bầu dùng để kê đằng trước đằng sau lưng.

– Không nên nằm ngửa khi bụng đã lớn có thể làm nghẽn sự lưu thông máu đến thai nhi gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

– Thai phụ không nên mặc quần áo bó sát. Nên chọn trang phục vừa vặn để tạo sự thoải mái cho cơ thể;

– Hoạt động nhẹ và tăng cường thể lực.

https://vietmoms.kinsta.cloud/category/su-co-thai/page/2/

https://vietmoms.kinsta.cloud/

https://www.facebook.com/wondermomsvina

 

[spbsm-share-buttons]

Latest Categories

0 Comments

Submit a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *